Nguồn gốc cây cafe

18/11/2020

Cà phê đang là một thức uống khá phổ biến và gần như không thể thiếu đối với rất nhiều người (ước tính trung bình mỗi ngày trên thế giới có khoản 2,25 tỷ tách cà phê). Hầu hết đa số mọi người đều sử dụng cà phê cho buổi sáng và ổ bánh mì, buổi trưa rảnh rỗi hay một buổi chủ nhật tán gẫu cùng bạn bè. Cà phê mang lại cho con người những giá trị văn hóa vô hình, và hàn gắn chúng ta lại với nhau.

Tại sao cà phê lại có giá trị tinh hoa và sức mạnh vô hình đến như vậy, để trả lời được câu hỏi này, hôm nay ta sẽ đi tìm hiểu thật sự nguồn gốc xuất phát của cây cà phê cùng các sự kiện nổi bậc về cây cà phê nhé.

Năm 850 bắt đầu phát hiện cây cà phê

Cây cà phê được phát hiện một vô tình tại đất nước Ethiopia, bởi một anh chàng chăn dê tên à Kaldi, khi thấy đàng dê của mình nhảy múa một cách kì lạ sau khi ăn những trái chín màu đỏ. Kaldi cũng ăn thử những trái đỏ, và thật ngạc nhiên, anh cũng cảm thấy thật sự thoải máy và tính táo.

Kaldi hái những trái đỏ, mang đến cho vị Giáo trưởng của mình và nói về sự kì diệu mà thứ trái đỏ mang lại. Nghe xong, vị Giáo trưởng tỏ vẻ giận dữ, hất đổ tất cả những trái đó vào đống lửa. Ngay sau đó, mùi thơm quyến rũ của những trái đỏ bị đốt cháy đã thực sự thu hút sự chú ý của các vi Giáo sĩ khác. Họ lập tức lấy những trái đổ bị cháy, ngâm trong nước và uống. Kỳ lại thay, các Giáo sĩ hoàn toàn tỉnh táo và đầy năng lượng, cử hành những nghi thức cầu kinh, giao tiếp với Thượng đên suốt đêm.

Từ đó, thức uống này đã được phổ biến đến các thành đường Hồi giáo, và đã trở thành thức uống bắt buộc trong các nghi lễ cầu nguyện của các Giáo sĩ. Chính những giáo sĩ Hồi giáo đã làm cho cà phê trở nên phổ biến trong thế giới Ả Rập.

Năm 1100 Cà phê đến với Ả rập xê út

Những thương nhân Ả rập mang những hạt cà phê Ethiopia đến Yemen. Họ bắt đầu trồng cà phê tại các đồn điền. Lúc này người ta chỉ pha chế cà phê bằng cách cho hạt vào nước và nấu sôi. Thức uống này giúp tỉnh táo nên được ưa thích mà vẫn phù hợp với luật lệ khắt khe của kinh Koran nên dần phổ biến trong thế giới Hồi giáo.

Lịch sử về chữ "Cà phê"

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, chữ “Cà phê” có thể bắt nguồn từ chữ “Qahwa” và nó đã được sử dụng rộng rãi khắp nơi đến ngày nay.

Một số người khác thì lại cho rằng, chữ “Cà phê” được đặt theo tên một thị trấn nhỏ tại Ethiopia, đó là “Kaffa”. Những người khác lại nói thị trấn “Kaffa” được đặt theo tên “Cà phê”.

Năm 1454 thức uống hòa nhập của xã hội

Cà phê dần được phổ biến tại những vùng cận Thánh địa Mecca (một thành phố tại vùng đồng bằng của Ả rập xê út), những quán cà phê đầu tiên được mở, chúng được gọi là Kaveh, đây là nơi diễn ra những buổi họp tôn giáo, hội họp ca hát và trò chuyện. Cà phê thực sự đã trở thành một thức uống thay đổi xã hội.

Năm 1457  Cà phê đến với Thổ Nhĩ Kì

Nhiều quán cà phê đã dược mở tại Constaintinople, những quán cà phê đã trở thành nơi diễn ra những cuộc thảo luận, hội họp và tranh luận chính trị. Quán cà phê đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của Thổ Nhĩ Kỳ. Họ đã từng có một đạo luật cho phép người vợ được ly dị chồng không cung cung cấp đủ cà phê cho người vợ hằng ngày.

Năm 1511 cà phê với ảnh hưởng đến chính trị?

Chỉ sau 50 năm, kể từ khi quán cà phê đầu tiên được phổ biến tại Mecca, thống đốc Khayr Bey đã ra lệnh đóng cửa tất cả nhũng quán cà phê tại Constaintinople, vì ông sợ rằng chính trị tại những quán cà phê sẽ ươm mầm cho những âm mưu chính trị, những toan tính phản động, những cuộc cách mạng chống lại và lật đổ ông. Tuy nhiên, Quốc vương Cairo, là một người đam mê cà phê, Quốc vương không đồng ý và đã hủy bỏ lệnh cấm này.

Năm 1570 Cà phê đến với nước Ý

Lần đầu tiên cà phê xuát hiện tại Venice (một thành phổ nổi tiếng của Nướ Ý), thức uống qúy giá này chỉ được phục vụ cho tầng lớp quý tộc và giàu có.

Năm 1600 cà phê đến với Ấn Độ

Cà phê, thứ thức uống quý giá và thiêng liêng, người Ả Rập chỉ muốn giữ cà phê độc quyền cho riêng mình. Nếu có xuất khẩu hạt cà phê, họ sẽ luộc chín hạt cà phên, đảm bảo cà phê không thể nảy mầm, nên hạt cà phê càng trở nên có giá trị và nhiều người cố lén mang những hạt cà phê ra bên ngoài.

Baba Budan, một người Ấn Độ, đến hành hương tại thánh địa Mecca, đã giấu những hạt cà phê chưa rang vào người trở về Ấn Độ. Ngày nay, 1/3 sản lượng cà phê Ấn Độ có nguồn gốc từ những hạt cà phê đầu tiên này. Để tưởng nhớ công ơn của Baba Budan người ta đã lấy tên ông để đặt tên cho một thị trấn tại Ấn Độ.

Trong khi đó, tại Venice, những tín đồ Thiên Chúa giáo nhận ra sự phổ biến của cà phê, thứ “nước uống ma quái” của những kẻ ngoại đạo thuộc đế chế Ottoman. Đức giáo hoàng Pope Clement VIII đã quyết định kiểm thức thứ “nước uống ma quá” này. Sau khi kiểm chứng, mùi thơm và hương vị quyến rũ đã hoàn toàn mê hoặc Ngài. “Tại sao thứ nước uống ngon này lại để những kẻ ngoại đạo độc quyền và thưởng thức, ta sẽ thanh tẩy, để cà phê trở thành thứ nước uống của Kito Giáo, cảm ơn Chúa đã ban cho chúng con loại thức uống tuyệt vời này”

Năm 1652 những quán cà phê đầu ở London (Anh) và lịch sử cà phê rang xay

Pasqua Rosee, một người nhập cư Do Thái, người tiên phong mở quán cà phê đầu tiên tại London (thành phố nổi tiếng nước Anh), ông rang xay cà phê tại nhà và bán cà phê cho tất cả mọi người (đây là lúc chính thức cà phê rang xay ra đời, ông mở ra một xu thướng và phong cách thưởng thức cà phê hoàn toàn mới so với tất cả mọi người và mọi tầng lớp.

Nguồn gốc của kinh tế thị trường

Cà phê đã trở thành một thức uống kì diệu. Đến thế kỉ XVIII khắp London đã có khoảng 200 quán cà phê, đa phong cách, phù hợp cho mọi đối tượng khác nhau. Quán cà phê chính là nơi trao đổi thông tin, trò chuyện, bàn công việc và làm ăn. Chính tại những quán cà phê này, nhiều ngành nghề, loại hình kinh doanh mới đã ra đời: Bảo hiểm, chứng khoán…. (nguồn gốc của kinh tế thị trường là đây)

Năm 1654

Hơn 70 năm sau, cà phê được gới thiệu tại Venice, quán cà phê đầu tiên được mở để phục vụ du khách và thương nhân. Quán cà phê Forian (ở Ý), phục vụ cho những người giàu và quý tộc. Quán cà phê nổi tiếng này vẫn hoạt động cho tới ngày nay.

Chỉ 30 năm sau, hơn 200 quán cà phê được mở tại Venice.

Năm 1668 Cà phê có mặt tại Mỹ

Cà phê có mặt tại Bắc Mỹ, ngay sau đó nhiều quán cà phê được mở tại New York, Philadelpha, Boston (các thành phố của Mỹ) và càng thị trấn khác. Thị trường chứng khoán New York và ngân hàng New York cũng phôi thai ngay tại các quán cà phê này (Wall Street ngày nay)

Năm 1672

Pascal, một người Armenia là người đầu tiên bán những tách cà phê cho người Paris (người Pháp). Pascal đã cho những nhân viên phục vụ đi khắp các nẻo đường Paris và rao lớn “Cà phê, cà phê” Họ mang theo tách, bình cà phê và phục vụ khách hàng tại chỗ.

Cà phê trở thành một thức uống phổ biến và không có sư phân biệt giai cấp như lúc mới đầu.

Tại Paris, nhiều quán cà phê bắt đầu xuất hiện phổ biến, từ những quán cà phên cho tầng lớp bình dân cho đến những cà phê dành cho giới quý tộc và thượng lưu.

Năm 1686

Francesco Procopio dei Coltelli một người Ý đã mở quán cà phê Café Procope, quán cà phê văn học đầu tiên tại Paris. Đây chính là quán cà phê cổ nhất nơi “Kinh đô ánh sáng” và còn hoạt động cho đến ngày này tạo lạc tại số 13 rue del’Ancienne Comédie.

Năm 1669 cà phê đến với Hà Lan

Thời gian này, những người Hà Lan cũng chọn được những hạt giống cà phê tốt, mang về chính quốc để trồng. Nhưng do điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu không phù hợp với cây cà phê. Sau đó, người Hà Lan đã mang những hạt cà phê quý giá trồng tại quần đảo Batavia (nay là Java-Indonesia). Cà phê được trồn trong những khu đồn điền lớn, họ bắt những người nô lệ bản xứ trồng và chăm sóc cây cà phê. Năm 1704, hạt cà phê đầu tiên đã được thu hoạch tại những đồn điền này, cung cấp cà phê chủ yếu cho thị trường Châu Âu.

Năm 1710 Cà phê túi vải bắt đầu, nguồn gốc cà phê pha phin?

Những người pháp thích cải tiến cách pha chế cà phê, họ đã cho cà phê vào túi vải và ngâm trong nưới sôi, cà phê được chiết xuất ra trong khi bã cà phê hông bị hoàn lẫn, người ta thưởng thức tách cà phê mà không bị lẫn bột cà phê (nguồn gốc cà phê phin).

Năm 1713 Cà phê được xem là món quà quý giá để tặng cho Vua LOUIS XIV

Tạ Pháp, Vua Louis XIV đã được những người Hà Lan tặng cho cây cà phê quý giá. Cây cà phê quy giá đã được nhà vua trồng trong vườn thượng uyển và được canh giữ cẩn mật.

Năm 1714 -> 1720

Vài năm sau, Gabrial Mathieu de Clieu, một đô đốc hải quân trẻ, về tới Paris sau khi trở về từ quần đảo Martinique, thuộc địa của Pháp. Chàng sĩ quan trẻ đã bị thu hút bởi cây cà phê quý trong vườn thượng uyển. Chàng rất muốn mang cây cà phê về để trộng tại quần đảo Martinique, nhưng đã bị nhà vua khước từ.

Đêm đó, Gabrial Mathieu de Clieu đã đột nhập vào vườn và trộm cây cà phê về quẩn đảo Martinique. Và cuối cùng cây cà phê đã trồng tại nhiều quần đảo thuộc địa của Pháp.

50 năm sau, 19 triệu cây cà phê đã sinh trưởng và phát triển tại các khu vưc thuộc Địa Trung Hải, Trung Mỹ và Nam Mỹ, từ chính cây cà phê đầu tiên này.

Cũng trong khoảng thời gian này, cà phê đã chính thức xuất hiện tại Mỹ.

Năm 1721 Các quán cà phê đầu tiên tại Berlin Đức

Chính phủ Brazil đã nhận ra rằng, cà phê chính là tương lai, yếu tố sống còn của họ. Với chiêu bài: giải quyết tranh chấp biên giới giữa Guiana thuộc Pháp và Guiana thuộc Hà Lan, chính phủ Brazil đã triệu tập đại tái Francisco de Melo Palheta để tham gia thương ượng. Nhưng mục đích chính là cây cà phê. Sau tất cả những cố gắng và nổ lực Francisco đã đạt được những thành công trong thương lượng hòa bình. Nhưng ông không được chính Phủ Pháp chấp thuận nhượng cho cây cà phê. Sự quyết tâm cao độ để hoàn thành nhiệm vụ bất khả thi, một lần nữa, ông đã mạo hiểm thể hiện bản lĩnh của mình. Trong bữa ăn tối trước khi về nước, ông đã quyến rũ cô vợ xinh đẹp của thống đốc. Cuối cùng, trên con đường trở về, trọng sự lưu luyến của người tình trẻ, ôm trong tay bó hoa oải hương đưa tiễn, lẫn bên trong là những cây cà phê giống. Ông đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc khi mang về Brazil những cây cà phê giống đầu tiên.

Chính những cây cà phê đầu tiên này, mà Brazil đã trở thành một quốc gia sản xuất cà phê đứng đầu thế giới ngày nay.

Năm 1730 nguồn gốc của cà phê Arabica

Nicolas Law, thống đố Anh tại Jamaica, thuộc địa của Anh, một người nổi iếng trong việc truy quét những tên cướp biển khét tiếng hoạt động trong vùng. Ông là người đầu tiên mang cây cà phê đến trồng tại vùng núi Blue Mountain, Jamaica. Ngày nay cà phê Arabica được trồng tại vùng núi Blue Mountain là một trong nhũng loại cà phê ngon và giá trị nhất thế giới.

Năm 1818 bình lộc cà phê đầu tiên được phát minh

Laurens, một người thơ rèn, người Pháp đã phát minh ra bình lộc cà phê đầu tiên.

Năm 1822 máy pha cà phê Espresso đầu tên

Louis Bernard Rabaut, người Pháp, đã phát minh ra máy pha cà phê Espresso đầu tiên, bằng cách dùng nước nóng và áp xuất cao để chiếc xuất cà phê.

Năm 1864

Jabez Burns, sống tại New York được ca ngợi như là người tạo ra máy rang cà phê dầu tiên trên thế giới, tiền thân lcuar chiếc máy rang cà phê hiện đại ngày nay. Ông đã được cấp bằng sáng chế cho phát minh vĩ đại trong cà phê này.

Năm 1901 Máy pha cà phê thương mại được sáng chế

Luigi Bezzara, người Y, được cấp bằng sáng chế cho máy pha cà phê thương mại đầu tên.

Máy sử dụng nước nóng và hơi nước, áp xuất của hơi nước chiếc xuát cà phê một cách nahnh chóng và hoàn toàn nó được đặt tên là là máy Espresso.

Pháp minh của ông xuất phát từ việc nhân viên mất nhiều thời gian (khoảng 10 phút) để pha một tách cà phê trong giờ giải lao. Chiếc máy Espresso ra đời, tiết kiệm thời gian cho nhân viên, điều đó có nghĩa là tăng thời gian lao động, tăng năng suất và lợi nhuận.

Năm 1903

Sản lượng cà phê xuất khẩu của Brazil chiếm 97% sản lượng cà phê thế giới.

Năm 1909 Geore Constant Washington, nhà hóa học người anh cho ra đời cà phê uống liền đầu tiên trên thế giới.

Năm 2000 CUộc thi pha chế cà phê (Barista) đầu tiên được tổ chức tại Monte Carlo.

Năm 2009 đến nay

Cà phê trở thành thức uống phổ biến nhất trên thế giới, trung bình mỗi ngày trên thế giới có khoản 2,25 tỷ tách cà phê được tiêu thụ. Mỹ là nước nhập khẩu 27% cà phê sản xuất trên toàn cầu. Giá trị giao dịch cà phê toàn cầu đứng thứ 2 chỉ sau dầu mỏ.

(Tổng hợp)

x