-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Người "đam mê cà phê một cách điên cuồng"
05/03/2019
Chúng ta đang nói về James Freeman - một người “đam mê cà phê một cách điên cuồng” – người đã và đang nỗ lực thay đổi về cách thưởng thức cà phê cũng như tạo ra một loại cà phê mới trong một thời điểm nào đó.
Cũng giống như bao câu chuyện về các doanh nhân, thương hiệu nổi tiếng khác, câu chuyện của Blue Bottle Coffee cũng bắt đầu hết sức ám ảnh. Ông chủ James Freeman trải qua một thời thơ ấu chìm ngập trong những âm thanh của nhạc cổ điển và muốn trở thành một nghệ sĩ thổi kèn chuyên nghiệp của quận Humboldt, California, gần biên giới Oregon.
Nhiều năm sau khi tốt nghiệp và đi làm, ông đã chuyển tới San Francisco và trở thành một nhạc sĩ. Trong khi thỏa mãn cái sở thích âm nhạc của mình, Freeman đồng thời cũng ấp ủ niềm đam mê với cà phê, ông rang xay cà phê mỗi ngày và luôn thích những cốc bia của mình có thoang thoảng hương thơm của thứ cà phê đã được rang xay kĩ càng.
Nhưng Freeman cuối cùng đã thất bại trong sự nghiệp âm nhạc của mình và phải đóng gói hành lý ra đi. Vào năm 2002, ông quyết định bắt đầu bán hạt cà phê rang tại một vùng quê ở Oakland, California. Dưới danh nghĩa một doanh nghiệp chân chính, Freeman tuyên bố: “Tôi chỉ bán loại cà phê đã được rang chưa quá 48 giờ cho khách hàng, để họ có thể cảm nhận vị cà phê một cách tốt nhất. Tôi chỉ dùng loại tốt nhất, ngon nhất và đảm bảo nhất.”
Lời tuyên bố này đã thu hút những khách hàng đầu tiên đến với cửa hàng của ông ở Oakland, sau đó là Berkeley và tòa nhà Ferry ở San Francisco. Blue Bottle Coffee ngày càng phát triển, mở rộng lên tới 15 cơ sở trải dài khắp vùng vịnh, thành phố Los Angeles và New York. Blue Bottle Coffee giờ không chỉ là một cửa hàng bán cà phê rang xay mà đã trở thành một hệ thống cà phê với đầy đủ các dịch vụ mới chỉ có ở một vài quán cà phê ở London và Santa Cruz, California.
Freeman cũng mất khá nhiều thời gian để tìm nhà đầu tư. Mãi đến năm 2008 (khi ông có được một nhà đầu tư nhỏ, ông mới có thể mở thêm chi nhánh), doanh nghiệp của ông đã tồn tại bằng số vốn vô cùng ít ỏi, với số tiền 15.000$ của Freeman và một khoản vay nợ của ông để khởi nghiệp. Vào năm 2012, ông đã nhận được 19,7 triệu $ tiền đầu tư để ông phát triển doanh nghiệp lớn mạnh hơn nữa, vào đầu năm 2014, ông đã nhận thêm 25,75 triệu $. Blue Bottle Coffee hiện có 15 cơ sở và 340 nhân viên xuyên suốt nhiều quốc gia trên thế giới. Kế hoạch mới nhất của ông là sẽ mở rộng thị trường sang Nhật Bản.
Đối với nhiều người, James Freeman là người đàn ông đã góp phần thay đổi suy nghĩ về cà phê xung quanh họ. Thay vì xếp hàng để nhận một cốc cà phê sữa có vị bí ngô, chỉ mất 30 giây để pha chế (tất nhiên, nhiều nơi trên thế giới vẫn rất ưa chuộng hình thức này), ông đã khiến rất nhiều người thay đổi quan điểm này, đối với ông cà phê ngon dành cho những người kiên nhẫn, ông hướng tới thứ “cà phê phin” – được pha chế ngay trong vòng 48 tiếng sau khi xay rang và để thưởng thức một cốc cà phê như vậy, khách hàng không thể vội vã, họ thực sự phải dành một ngày để sống chậm lại, nghỉ ngơi và hưởng thụ từng giọt cà phê.
Một diễn đàn có tên là “OPEN” đã có một cuộc nói chuyện cùng Freeman về cách làm thế nào ông có thể kiểm soát, thắt chặt chi tiêu trong những ngày đầu khởi nghiệp, quản lý sự phát triển bùng nổ mà vẫn quan tâm tới những việc nhỏ nhặt như vẻ đẹp của tay nắm cửa cho đến hương vị của đồ uống trong quầy bar.
Q: Anh đã làm thế nào để có đủ can đảm bắt đầu mở một của hàng cà phê sau khi ngừng việc chơi nhạc cụ âm nhạc?
A: Quay trở lại những tháng ngày cũ, mọi người có thể thấy tôi đang làm việc cho một công ty vốn là tiền thân của Pandora. Chúng tôi là những cỗ máy có trách nhiệm giới thiệu – giả dụ như nếu bạn thích một bài hát, chúng tôi sẽ giới thiệu một bài hát khác cùng thể loại với nó. Trong đội của tôi có một chàng trai phụ trách nhạc jazz, một người chuyên nhạc rock – and –roll. Tôi thì phụ trách nhạc cổ điển.
Nhưng trước khi tôi có cơ hội thăng tiến trong ngành đó, Microsoft đã mua lại nó, và chúng tôi rời tới Redmond, Washington, sau 1 năm thì họ đã tìm ra cách tự động hóa dịch vụ này. Sau đó họ đã sa thải chúng tôi. Microsoft gửi cho chúng tôi một số tiền coi như lời xin lỗi, số tiền đó giống như một vận may với tôi – khoảng 15.000 – 20.000$ – đó có thể chính là động lực khiến tôi quyết định thực hiện ý tưởng về một quán cà phê. Tôi muốn thử và tạo ra một loại cà phê thực sự, và nếu may mắn tôi có thể kiếm sống bằng chính nghề đó.
Q: Ngay cả những doanh nghiệp phát triển nhất vẫn gặp khó khăn trong việc quản lý dòng tiền. Anh đã làm thế nào để quản lý nó trong những ngày đầu?
A: Tôi sống tiết kiệm hết mức có thể. Tôi nhớ rằng đã nhìn thấy một quyển catalog vào khoảng năm 2004 – 2005 và đã nhìn thấy một muỗng cà phê rang xay tuyệt hảo, vô cùng thuận tiện trong quá trình pha chế, nhưng giá của nó lên tới 29$. Tôi đã nghĩ rằng mức giá ấy quá đắt đỏ, nên tôi đã cắt những ống đựng sữa và tự tạo ra một chiếc muỗng dành riêng cho tôi.
Vào thời điểm tôi mới khởi nghiệp con trai tôi còn rất nhỏ, và không có ai chăm sóc nó – bởi nó là con của tôi và người yêu cũ, chúng tôi đã chia tay, tôi nhận nuôi đứa trẻ, và điều đó khiến cuộc sống của tôi đầy ắp những nhiệm vụ. Tôi phải dậy sớm, làm việc, chăm sóc đúa nhỏ, ru nó ngủ và làm việc chăm chỉ hơn nữa. Nhưng chính nó lại giúp tôi trở nên tháo vát hơn, có thể xử lý nhiều việc một lúc hơn và biết cách phân chia, sắp xếp, quản lý tài chính tốt hơn.
Q: Sau khi tự mở quán cà phê, anh đã làm cách nào để biết được mình sẽ lấy nguồn đầu tư từ đâu? Anh có liên lạc với tất cả các bên liên quan để thực hiện điều này?
A: Tôi đã nhận được rất nhiều thư đề nghị góp vốn làm ăn cùng tôi, và đó cũng là một cách để trở thành nhà đầu tư. Có rất nhiều email tràn ngập các biệt ngữ, nhưng tôi không hứng thú với cách nói chuyện đó. Sau cùng tôi có gặp một người đàn ông có tên là Brian Meehan. Anh ta đã dành rất nhiều thời gian nghiên cứu về Blue Bottle và cũng đã trở thành khách hàng trung thành của chúng tôi từ rất lâu trước đó. Tôi nhận thấy anh ta là một người có đam mê thực sự chứ không phải chỉ có ham muốn về lợi nhuận.
Tôi thích làm việc với anh ta, và anh ta cũng đã đưa ra rất nhiều ý tưởng ngoài vốn đầu tư, điều mà tôi sớm nhận ra là vô cùng hữu ích bởi thứ tôi cần không chỉ là tiền mà còn là một người có thể đóng góp cả về thể chất và trí tuệ cho sự thành công của Blue Bottle.
Q: Hiện tại anh đang phải đối mặt với thách thức nào khi doanh nghiệp ngày càng mở rộng?
A: Chúng tôi phải chứng minh rằng chúng tôi có thể tạo ra những cốc cà phê với mức giá hợp lý hơn, chất lượng tốt hơn. Một thách thức khác là về đội ngũ nhân viên. Gần đây, tôi đã phải sa thải một số nhân viên, điều nay tạo ra khó khăn và áp lực khá lớn cho chúng tôi.
Q: Phương thức nào anh áp dụng để có thể tuyển được nhân viên phù hợp?
A: Tôi không có một phương pháp hoàn hảo cụ thể nào. Tôi nghĩ rằng trực giác là điều khá quan trọng, nhưng tôi cũng biết rằng bản chất của con người về cơ bản là không rõ ràng, rất khó để biết hết về một con người. Chỉ có thể tìm hiểu họ qua mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.
Q: Điều gì khiến anh cảm thấy thích thú nhất vào những ngày này?
A: Tôi đang dự định mở rộng thị trường sanh Nhật vào năm 2015 này. Quán cà phê mới của tôi đã được ra mắt và tôi muốn nó tập trung vào chất lượng sản phẩm, hương vị cà phê, quá trình chế biến và cách khách hàng cảm nhận mỗi khi tới quán cà phê của tôi.
Nguồn tin: kinhdoanhnhahang.vn